Chủ Nhật, 19/01/2025

Lều cứu hộ lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực

Nhóm sinh viên đến từ Viện hàn lâm Hoàng gia Đan Mạch thiết kế lều lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực với lớp vỏ gấp kiểu origami biến tuyết thành lớp cách nhiệt tự nhiên.





Căn lều có thể giúp người gặp nạn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt trong lúc chờ giải cứu. Ảnh: Giải thưởng thiết kế giáo dục

Căn lều có thể giúp người gặp nạn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt trong lúc chờ giải cứu. Ảnh: Giải thưởng thiết kế giáo dục

Trong các thử nghiệm ở Alaska, nhóm thiết kế đứng đầu là Henry Glogau và Samuel Barratt chứng minh với lớp tuyết dày 400 mm, lều khẩn cấp có thể duy trì chênh lệch nhiệt độ 37 độ C giữa bên ngoài và bên trong, cao hơn nhiều mức chênh lệch 13 độ C của lều mùa đông thông thường. Gần đây, thiết kế lều của họ thắng giải cao nhất tại Giải thưởng thiết kế giáo dục, ở hạng mục Thiết kế sản phẩm.

“Bạn sẽ làm gì nếu phải đương đầu với điều kiện cực hạn ở vùng cực? Lạc đường với tầm nhìn kém, không có sóng điện thoại di động và nhiệt độ dưới 0 độ C. Tình trạng giảm thân nhiệt trở thành mối đe dọa nghiêm trọng và bạn phải đi nhiều giờ để tìm sự trợ giúp. Môi trường lạnh cực hạn rất khắc nghiệt với các điều kiện khó dự đoán và kiểm soát. Dự án này cung cấp một thiết kế nơi ẩn náu biến điều kiện cực hạn thành lợi thế”, nhóm nghiên cứu mô tả.

Căn lều được làm từ vật liệu mylar với thiết kế kiểu origami giúp neo lều chắc chắn và giữ ấm bên trong. Trong gió mạnh, những giọt nước hình thành tự nhiên sẽ neo chặt căn lều xuống nền đất đồng thời phân tán sức gió. Ở quy mô nhỏ, sự nhiễu loạn cục bộ được tạo ra bên trong các túi origami, thúc đẩy tuyết tích tụ, qua đó tạo ra lớp bảo vệ và cách nhiệt tự nhiên.

Các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực, loài vật duy trì thân nhiệt bên trong lớp lông dày với những sợi lông rỗng. Tương tự, vật liệu mylar tích hợp bên trong lớp vỏ origami phản xạ nhiệt, giữ ấm cho người ở trong lều. Dù nhiều người có thể lo ngại căn lều khó giữ nguyên vẹn trong bão tuyết, nhóm nghiên cứu đảm bảo thiết kế này có thể chịu được sức nặng của một người trưởng thành (70 kg) đứng trên nóc lều nhờ cấu trúc sợi thủy tinh dạng mắt cáo ở lớp trong liên kết và triển khai đồng thời với lớp vỏ origami ở bên ngoài. Trong tương lai, những căn lều khẩn cấp có thể được đặt dọc các tuyến đường leo núi để dựng trong vòng vài giây khi cần sử dụng.

An Khang (Theo Mail)


Source link

Hot this week

Elon Musk đã sa thải nhóm ‘AI đạo đức’ của Twitter

Khi ngày càng có nhiều vấn đề liên quan...

Công nghệ lưu trữ vaccine nhiều tháng không cần tủ lạnh

AustraliaCác nhà nghiên cứu tìm ra một vật liệu...

Keo siêu chắc có thể chịu trọng lượng hơn 100 kg

Các nhà nghiên cứu Mỹ biến đổi một loại...

Vật liệu nhẹ hơn nhựa và cứng hơn thép

Mỹ- Nhóm nghiên cứu ở MIT tạo ra một...

Phát minh khiến Alfred Nobel trở thành ‘thương nhân của cái chết’

Phát minh khiến Alfred Nobel trở thành 'thương nhân...
spot_img

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img