Trang chủ Uncategorized Băng gạc điện diệt vi khuẩn gây hại ở vết thương

Băng gạc điện diệt vi khuẩn gây hại ở vết thương

0

MỹCác nhà nghiên cứu tìm ra cách ứng dụng điện để chữa lành vết thương, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục bằng cách tiêu diệt vi khuẩn.




Băng gạc điện rất mềm và linh hoạt. Ảnh: Viện Terasaki

Được phát triển bởi Viện sáng kiến y sinh Terasaki ở Los Angeles, băng y tế ePatch tích hợp các điện cực làm từ sợi nano đồng kết hợp với loại hydrogel sản xuất từ tảo biển mang tên alginate. Alginate đã được sử dụng rộng rãi trong trang phục phẫu thuật do tương thích sinh học và chứa độ ẩm tối ưu. Bằng cách biến đổi hóa học alginate và thêm vào canxi, các nhà khoa học có thể tăng chức năng và độ ổn định của sợi nano bạc. Hydrogel thành phẩm được in lên tấm silicon dẻo. Một phần bề mặt tấm silicon đó phủ hình thiết kế.

Khi lấy hình thiết kế ra sau đó, alginate còn sót lại tạo thành 2 điện cực và được nối với nguồn điện ngoài. Bằng cách thay đổi kích thước và hình dáng của tấm silicon, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra miếng ePatche có khả năng che phủ và điều chỉnh theo hình dáng của nhiều loại vết thương.

Khi thử nghiệm công nghệ trên chuột cống có vết thương ngoài, các nhà khoa học nhận thấy dòng điện từ băng y tế thúc đẩy tốc độ hồi phục, không chỉ bằng cách khiến da và tế bào hạt di chuyển tới chỗ vết thương mà cả thông qua kích thích hình thành mạch máu và giảm viêm nhiễm. Trong khi vết thương ở nhóm chuột không điều trị cần 20 ngày để lành lại, chuột điều trị bằng ePatch chỉ mất 7 ngày

Ngoài ra, nhờ đặc điểm kháng khuẩn của vết thương, việc nhiễm trùng bị hạn chế ở mức tối thiểu. Khi lấy ePatche ra ở cuối quá trình chữa trị, chuột sử dụng sản phẩm có ít sẹo hơn nhóm không sử dụng, một phần do tế bào da không dính vào chất nền silicon nên không bong ra cùng với băng y tế.

“Bằng cách lựa chọn cẩn thận vật liệu và tối ưu hóa công thức gel, chúng tôi có thể phát triển băng y tế đa chức năng, dễ sản xuất và tiết kiệm chi phí, giúp tăng tốc độ lành vết thương”, tiến sĩ Han-Jun Kim ở Viện Teraski chia sẻ. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Biomaterials.

An Khang (Theo New Atlas)


Source link

0 BÌNH LUẬN

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version